Động cơ Diesel 2.0L Bi-turbo (tăng áp kép) của Ford có gì đặc biệt?
Động cơ Diesel 2.0L Bi-Turbo (tăng áp kép) trang bị trên Ford Everest 2019.
Một điểm ấn tượng khác ở cấu hình động cơ dầu tăng áp kép. Động cơ dầu 2,0 lít, 4 xy lanh, tăng áp kép trên bản Titanium 2 cầu cao nhất cho công suất tối đa 213 mã lực và mô men xoắn cực đại đạt 500 Nm. Những thông số này đều cao hơn động cơ dầu tăng áp đơn 3,2 lít, 5 xy lanh trước đây. Việc giảm dung tích động cơ xuống còn 2,0 lít cũng giúp cho giá của Everest tốt hơn nhiều so với trước nhờ phần thuế tiêu thụ đặc biệt giảm 10-20% so với trước.
Động cơ Diesel 2.0L Bi-turbo (tăng áp kép) sản sinh công suất 213 mã lực.
Về lý thuyết, động cơ tăng áp chấm nhỏ sẽ bị trễ tăng áp nhiều hơn động cơ tăng áp chấm lớn. Tuy nhiên, trên thế hệ động cơ Ecofordphumy.net.vnBlue Ford ứng dụng 2 công nghệ nổi bật giúp giảm độ trễ.
- Đầu tiên là công nghệ tăng áp kép tuần tự với 1 turbo lớn và 1 turbo nhỏ. Trong đó, turbo nhỏ sẽ bắt đầu hoạt động ở dải tua máy thấp hơn so với những loại turbo đơn. Còn turbo lớn sẽ hoạt động ở dải tua cao đem lại công suất lớn hơn ở dải tua cao. Thế nên động cơ tăng áp kép vừa có công suất mạnh hơn và trễ tăng áp ít hơn so với động cơ tăng áp đơn.
- Cánh quạt của bộ tăng áp trên Everest làm tự vật liệu Inconel có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt. Tứ đó có thể làm cánh quạt nhỏ hơn, nhẹ hơn và giúp cải thiện độ nhạy của bộ tăng áp.
Động cơ Diesel 2.0L Bi-Turbo (tăng áp kép) cho công suất mạnh mẽ nhưng lại rất tiết kiệm nhiên liệu.
Trải nghiệm thực tế thì thật khó để cảm nhận sự khác biệt về độ trễ tăng áp của động cơ dầu tăng áp 2,0 lít mới so với động cơ dầu 3,2 lít trước đây. Tuy nhiên, mình thấy độ bốc của động cơ 2,0 lít mới ở dải tua thấp có vẻ không ấn tượng bằng khối động cơ 3,2 lít. Bù lại, động cơ dầu tăng áp 2,0 lít mới nhỉn hơn ở nước hậu.
Khám phá nguyên lý hoạt động Deisel 2.0L Bi-turbo (tăng áp kép):