Hệ thống dẫn động 4WD của Ford Everest có gì đặc biệt?
Ford Everest có dải số thấp low gear như xe 4WD, nhưng bình thường nó không chạy cầu sau như 4WD mà nó dẫn động cả 2 cầu giống AWD. Vậy hệ thống dẫn động 4 bánh của Everest chính xác là AWD hay 4WD?
Câu trả lời là cấu hình dẫn động 4 bánh trên Everest vẫn là 4WD. Lý do là nó có hộp số phụ transfer case để điều phối lực giữa cầu trước và cầu sau, chứ nó không sử dụng vi sai trung tâm như các xe AWD. Tuy nhiên, tên gọi chính xác của nó là Fulltime 4WD. Vì sao?
Bởi vì Ford bổ sung thêm một bộ ly hợp bên trong bên trong phần hộp số phụ (Transfer case). Điều này khắc phục nhược điểm của hệ thống 4WD truyền thống đó là hiện tượng bó các chi tiết truyền động gây hư hỏng nặng khi gài 2 cầu chạy tốc độ cao. Đó là lý do vì sao bình thường Everest có thể chạy cả 2 cầu như những xe AWD.
Thuật ngữ chuyên ngành gọi hệ thống dẫn động 4 bánh của Everest là Full time 4WD nhằm phân biệt với loại Part time 4WDchúng ta thường thấy. Ngoài ra, hệ thống full time 4WD có thể thay đổi tỉ lệ lực phân bố lực cầu trước và cầu sau biến thiên theo từng hoàn cảnh, nhằm tối ưu hoá lực kéo của chiếc xe. Thay vì một con số mặc định (Vd: 50:50) khi gài 2 cầu của hệ thống Part Time 4WD.
Cấu hình offroad của Everest cũng rất mạnh khi có khoá vi sai cầu sau và cả chế độ chạy số thấp. Chưa dừng ở đó, Everest cũng rất thân thiện với những người không rành về offroad khi có hệ thống Kiểm soát địa hình Terrain Management Systemcho phép người dùng chọn 4 chế độ địa hình, bao gồm:
- Đường bằng
- Đường tuyết, sỏi, cỏ (Nói chung là đường trơn trượt)
- Đường cát
- Đuờng đá lớn
Nếu truớc đây việc đi offroad điều khiển người lái phải có kinh nghiệm điều khiển chân ga và chọn dải số thấp và cao hợp lý, thì bây giờ hệ thống Terrain Management này các bạn chỉ cần chọn đúng điạ hình mình di chuyển. Phần còn lại thì các hệ thống dẫn động bốn bánh Fulltime 4WD và các tính năng an toàn như Kiểm soát lực kéo Traction Control và Ổn định thân xe điện tử ESP sẽ giúp chiếc xe giữ được độ bám đường một cách tối ưu nhất.
Lấy ví dụ khi đi đường cát, chiếc xe sẽ cho phép các bánh xe có độ trượt nhất định để có thể bươi cát và vượt qua địa hình này dễ dàng hơn. Còn khi đi đường có bề mặt trơn trượt như tuyết, cỏ hay sỏi thì xe sẽ không để các bánh xe có cơ hội trượt nhằm ngăn ngừa tình trạng mất lái. Cuối cùng, khi chọn địa hình đá lớn thì xe sẽ yêu cầu bạn gài dải số thấp Low để nó có được lực kéo lớn nhất khi di chuyển ở tốc độ thấp.
Có thể nói việc đi offroad với Everest quá nhàn nhã dành cho những người không rành về offroad. Còn với những anh em “máu nhiễm bùn” rành về offroad thì Everest là một công cụ offroad không phải dạng vừa đâu.